Nên cúng giao thừa trong nhà và ngoài trời trước?
847 views

Vào thời khắc giao giữa năm cũ và năm mới, các gia đình sẽ làm lễ cúng Giao thừa. Lễ cúng Giao thừa bao gồm lễ cúng ngoài trời và lễ cúng trong nhà. Nhưng nhiều người vẫn luôn thắc mắc nên cúng giao thừa trong nhà hay ngoài trời trước?

Ý nghĩa đêm Giao thừa

Lễ giao thừa thực hiện vào lúc giao tiếp giữa hai năm cũ mới. Lễ thường được tiến hành vào giờ Chính Tý, tức đúng 12h đêm hôm 30 tháng Chạp.

Ý nghĩa của lễ này là đem bỏ hết đi những điều xấu của năm cũ sắp qua để đón những điều tốt đẹp của năm mới sắp đến. Lễ trừ tịch còn là lễ để “khu trừ ma quỷ”, do đó có từ “trừ tịch”.

Đêm trừ tịch là khoảng thời gian thiêng liêng nhất của năm khi các gia đình sum họp, chuẩn bị đón năm mới với những điều tốt lành, may mắn sẽ đến và tiễn trừ năm cũ với những điều không may đã qua.

Bài viết cùng chủ đề: Văn khấn Ông Táo

Nên cúng giao thừa trong nhà và ngoài trời 

Mỗi năm qua đi đều có sự bắt đầu và kết thúc,  Giao Thừa chính là thời điểm linh thiêng, chuyển giao đất trời giữa một năm cũ và năm mới ( Đinh Dậu 2017 và chuyển sang năm mới Năm Mậu Tuất 2018). Đây cũng là thời điểm tốt nhất để mọi người cầu bình an, may mắn, thịnh vượng, tài lộc, công danh và xua đi những khó khăn, đen đủi trong một năm sắp tới.

Có khá nhiều câu hỏi đặt ra: Bài văn cúng giao thừa như thế nào? Nên cúng giao thừa trong nhà hay ngoài trời trước? Theo chuyên gia phong thủy thì trước ngày giao thừa (ngày cuối cùng của năm, tức là 30 tết) thì cần phải làm lễ trừ tịch với mục địch là đếm ngược thời gian sang năm mới. Ông Hùng cũng cho biết, trước thời khắc giao thừa, vào chiều ngày 30 Tết thông thường các gia đình sẽ làm lễ tất niên để con cháu sum họp, mời các cụ về làm ăn cơm cúng ăn Tết.

Riêng đối với nghi lễ cúng, văn khấn cúng và mâm cúng trong đêm giao thừa, ông Hùng hướng dẫn chúng ta phải làm hai lễ, một lễ cúng giao thừa trong nhà và một lễ cúng giao thừa ngoài trời. Thì theo đúng phong thủy nhất, lễ cúng giao thừa ngoài trời phải làm trước nhằm “nghênh tân, tiễn cửu” tức là đón quan hành khiển mới, tiễn quan hành khiển cũ sau đó mới cũng giao thừa ở trong nhà.

Bài viết cùng chủ đề: Bài văn khấn lễ hóa vàng mùng 3 Tết